Làm thế nào để phòng ngừa tăng huyết áp tâm trương?

Tăng huyết áp tâm trương là một dạng cao huyết áp mà ở đó trị số huyết áp tâm thu và trị số huyết áp tâm trương đều thỏa mãn điều kiện cho trường hợp cao huyết áp, nghĩa là huyết áp lớn hơn 140/90 mmHg, và đảm bảo trị số huyết áp tâm trương có mức tăng cao hơn nhiều so với mức tăng của trị số huyết áp tâm thu.

Tăng huyết áp tâm trương xảy ra không thường thấy ở người già bởi ở độ tuổi này phổ biến là sự tăng huyết áp tâm thu đơn thuần, tức là chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn 160 mmHg nhưng huyết áp tâm trương nhỏ hơn 90 mmHg thì phổ biến hơn.


Vì sao huyết áp tâm trương tăng?

Đây là những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình tăng giảm của huyết áp tâm trương:
  • Độ tuổi và giới tính: Những người có độ tuổi càng lớn thì khả năng mắc bệnh tăng huyết áp càng lớn. Nam trên 45 tuổi và phụ nữ trên 55 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp cao hơn.
  • Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn so với người da trắng và các chủng tộc khác.
  • Béo phì: khoảng 1/3 bệnh nhân tăng huyết áp bị thừa cân. Người trưởng thành bị béo phì có nguy cơ cao bị tăng huyết áp tâm trương gấp đôi so với những người bình thường. Khi độ tuổi càng tăng thì nguy cơ này càng tăng.
  • Ngưng thở khi ngủ: Một số nghiên cứu cho thấy những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ cũng bị tăng huyết áp bất kể cân nặng của họ.
  • Lối sống không lành mạnh: Hút thuốc, ăn mặn, uống rượu, bia, nước có ga… sẽ dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp. Lối sống ít vận động có thể làm cho bạn trở nên thừa cân, cuối cùng dẫn đến bệnh huyết áp cao. Sự căng thẳng, áp lực, stress có thể làm tăng huyết áp tạm thời.
  • Các rối loạn sức khỏe: Bệnh thận, đái tháo đường và các vấn đề nội tiết sẽ ảnh hưởng huyết áp.
  • Thuốc điều trị: Các thuốc có thể gây ra sự gia tăng huyết áp tạm thời hoặc làm cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn như thuốc chống viêm không steroid (naproxen, aspirin và ibuprofen), corticosteroid tiêm tĩnh mạch hoặc dùng đường uống, thuốc ngừa thai, thuốc giảm đau có chứa pseudoephedrine…

Biến chứng khi tăng huyết áp tâm trương


  • Khi bị tăng huyết áp tâm trương bạn không được coi nhẹ, bởi nó có thể gây tử vong hoặc gây di chứng thần kinh nặng nề như liệt nửa người, nặng hơn là hôn mê với đời sống thực vật.
  • Một số trường hợp sẽ xảy ra tình trạng thiếu máu, tinh thần không minh mẫn, sẽ cảm thấy choáng váng, làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, làm việc không hiệu quả.

Làm thế nào để phòng ngừa tăng huyết áp tâm trương?

Thay đổi lối sống

Chính những lối sống thiếu lành mạnh sẽ là nguyên nhân lớn ảnh hưởng sức khoẻ của bạn.
  • Không hút thuốc.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây.

  • Ăn nhạt và hạn chế chất béo.
  • Duy trì trọng lượng cân bằng, không để cân nặng tăng cao hay nhịn đói để giảm cân.
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn
  • Không uống rượu bia, chất kích thích.
  • Giữ lượng đường và cholesterol máu ở mức bình thường.

Dùng thuốc

  • Thuốc lợi tiểu: giúp thải natri và nước dư thừa trong cơ thể và làm giảm huyết áp. Thuốc lợi tiểu thiazide thường được chọn vì ít có tác dụng phụ nhất.
  • Thuốc ức chế men chuyển (ACE): làm cho mạch máu giãn ra và giảm huyết áp, do có tác dụng ức chế sự hình thành angiotensin.
  • Thuốc ức chế thụ angiotensin II: tác dụng chặn angiotensin, làm cho mạch máu giãn ra.
  • Thuốc chẹn beta.
  • Thuốc chẹn kênh canxi.
  • Thuốc ức chế renin.
Tăng huyết áp tâm trương không chỉ gây phiền toái vì ảnh hưởng chất lượng cuộc sống mà còn nguy hiểm với những biến chứng khó lường nếu không được quan tâm đúng mức.

Bình Luận

Back To Top