Tăng huyết áp sau sinh gây ra những biến chứng gì?

  • Sau sinh 12 tuần mà huyết áp của bạn không trở lại bình thường thì được xác định là bạn bị tăng huyết áp sau sinh. Tuy nhiên đa phần tăng huyết áp sẽ không có dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân (tăng huyết áp vô căn). Có nhiều yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp như: đái tháo đường, tuổi cao, rối loạn lipit máu, hút thuốc, có người thân bị tim mạch…
  • Nếu không được chữa trị kịp thời tăng huyết áp sau sinh sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm: dày thất trái, giãn thất phải, suy tim, bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, võng mạc có vấn đề, suy thận, tiểu đạm, bệnh lý mạch máu ngoại biên…

Điều trị tăng huyết áp sau sinh 

Thông thường tăng huyết áp thai kỳ sẽ trở về bình thường trong vòng 3 tháng sau sinh. Cũng vì sau thời gian này huyết áp chưa ổn định nên việc chọn loại thuốc nào ổn định huyết áp sẽ phụ thuộc xem thuốc có đi qua sữa mẹ hay không.
Các loại thuốc chữa tăng huyết áp sử dụng an toàn trong thai kỳ sẽ bài tiết vào sữa mẹ với lượng nhỏ và có thể dùng trong thời điểm cho con bú. Do đó, biện pháp mà các bác sĩ thường áp dụng các mẹ là sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trong thời gian sau sinh.
Các loại thuốc thường được chỉ định sử dụng khi bị tăng huyết áp sau sinh:
  • Thuốc ức chế canxi: Nifedipine là loại thuốc ức chế canxi chống tăng huyết áp an toàn mà các chị em có thể sử dụng.

  • Thuốc ức chế thụ thể beta: 3 loại thuốc hay dùng nhất là Propranolol, Metoprolol, Labetalol, chúng có hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh tăng huyết áp sau sinh.
  • Thuốc kháng thể Angiotensin II và thuốc lợi tiểu Thiazide: độ an toàn của nhóm thuốc này chưa được kiểm chứng nên loại thuốc này ít được sử dụng hơn.
  • Thuốc ức chế men chuyển: những loại thuốc ức chế men chuyển được khuyến cáo là nên sử dụng cho phụ nữ tăng huyết áp sau sinh là Captopril, Enalapril.
Tuy là những loại thuốc có lợi cho việc điều trị bệnh cao huyết áp ở phụ nữ sau sinh nhưng không nó phải sẽ có công dụng với tất cả bệnh nhân. Việc điều trị tăng huyết áp sau khi sinh nên có sự chỉ định của bác sĩ và bạn cần thăm khám sức khoẻ định kì, tại nhà hãy trang bị cho mình một máy đo huyết áp điện tử để có thể kiểm soát huyết áp tốt hơn.