Một số nguyên nhân khiến bà bầu bị tăng huyết áp

Tăng huyết áp là căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với các mẹ bầu, biết rõ nguyên nhân cũng là 1 cách để phòng ngừa và điều trị hiệu quả hơn.

Tăng huyết áp vô căn


Đây là một trong 2 dạng tăng huyết áp cơ bản, và tăng huyết áp vô căn chiếm 3-5% trong tổng số phụ nữ mang thai và có xu hướng ngày càng tăng do phụ nữ ngày nay thường sinh con muộn hơn. Nếu kiểm soát huyết áp tốt thì quá trình mang thai vẫn có thể diễn ra bình thường.

Tuy nhiên trước tuần thứ 20 của thai kỳ nếu tăng huyết áp trở nặng (huyết áp tâm trương trên 110 mmHg) thì nguy cơ tiền sản giật tăng lên đến 46% và cũng tăng nguy nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.


Tăng huyết áp do thai nghén


Thường xảy ra ở nửa sau của thai kỳ ở các phụ nữ có chỉ số huyết áp bình thường trước lúc mang thai và không kèm theo các dấu hiệu của tiền sản giật (không protein niệu).

Hiện tượng này chiếm 6-7% tổng số phụ nữ mang thai và huyết áp ổn định lại khi hết thời kỳ hậu sản. Nguy cơ tiền sản giật là 15-26%. Nếu tăng huyết áp xuất hiện vào tuần thứ 36 của thai kỳ thì nguy cơ chỉ còn 10%.


Tăng huyết áp do tiền sản giật


Tiền sản giật là một tai biến sản khoa thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Các triệu chứng của tiền sản giật là phù nề tay chân, mặt, huyết áp tăng cao, xuất hiện protein trong nước tiểu.

Và một số nguyên nhân khác


  • Mẹ bầu mang thai khi lớn tuổi (trên 35 tuổi).
  • Do di truyền
  • Bệnh béo phì, tiểu đường thai kỳ, viêm thận mãn tính, huyết áp cao trước khi mang thai
  • Mang song thai, đa thai.
  • Chế độ dinh dưỡng không tốt, thiếu máu.
  • Bị đa ối, dư ối.
  • Thời tiết nóng lạnh thất thường.

Lời khuyên dành cho mẹ bầu bị tăng huyết áp

  • Chỉ cần ăn uống đủ chất cho cả mẹ và con, không cố ăn nhiều, vì rất dễ làm mẹ bầu tăng cân, làm cho bệnh cao huyết áp thêm nghiêm trọng hơn.
  • Đối với những sản phụ từ 30 trở lên có nguy cơ bị cao huyết áp hơn những sản phụ khác, nhất là từ độ tuổi 35 mà vẫn mang thai. Chính vì vậy, nếu biết mình bị cao huyết áp thì từ 35 tuổi trở đi không nên có con.
  • Để giữ huyết áp ổn định nên tăng cường bổ sung những dưỡng chất thiết yếu như canxi, kali và nhiều dưỡng chất khác có trong thịt cá, trứng, sữa, rau xanh, hoa quả… và tránh ăn những thực phẩm có nhiều chất phụ gia, bảo quản, thực phẩm quá nhiều dầu mỡ, cay nóng…
  • Trong chế độ ăn không nên ăn quá mặn, không sử dụng chất kích thích.
  • Vận động hợp lý để hỗ trợ điều trị bệnh cũng như có thai kỳ khỏe mạnh nhất.

Bình Luận

Back To Top