Khi bị tụt huyết áp nên ăn, uống gì

Huyết áp là áp lực của máu lên thành động mạch, tụt huyết áp là khi chỉ số huyết áp của người bệnh đột ngột hạ xuống thấp, khiến não và những cơ quan bị thiếu hụt lượng máu để duy trì hoạt động bình thường từ đó làm xuất hiện những dấu hiệu hoa mắt, ù tai, mặt mũi tối sầm, những trường hợp nặng thì có thể ngất xỉu.


Tụt huyết áp thường gặp ở những người bị huyết áp thấp mãn tính, người có thể trạng yếu, người đang điều trị bằng những thuốc tim mạch, tiểu đường… Tuy nhiên, hiện tượng này có thể được giảm thiếu đáng kể nhờ thực hiện một chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt hợp lý mỗi ngày.


Khi hạ huyết áp ăn gì và không nên ăn gì


Chất cồn trong bia rượu đẩy nhanh quá trình mất nước, làm tăng nguy cơ hạ huyết áp và trầm trọng hơn những triệu chứng hoa mắt, chóng mặt… ngày cả khi uống một cách điều độ. Ngược lại, nước lọc bổ sung đầy đủ có thể duy trì được lưu lượng và thể tích máu ổn định. Do đó, uống nhiều nước và bỏ thói quen rượu bia là một trong những biện pháp đơn giản để hạn chế tụt huyết áp. Sẽ tốt hơn nếu người bệnh uống những loại nước bổ sung khoáng chất chẳng hạn như nước khoáng thiên nhiên, nước dừa… nhưng cần hạn chế những loại nước chứa nhiều đường.

Một số loại nước như trà gừng, cà phê, trà đặc có tác dụng kích thích nhịp tim trong một thời gian ngắn để nâng cao chỉ số huyết áp tạm thời. Người bệnh có thể sử dụng để cải thiện những triệu chứng trong khi bị hạ huyết áp nhưng không nên dùng thường xuyên.

Khi bị tụt huyết áp nên ăn, uống gì


Khi hạ huyết áp nên ăn gì


Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe nói chung và sức khỏe ở người bệnh huyết áp thấp nói riêng. Bởi thiếu dưỡng chất sẽ kéo theo chất lượng máu kém, cơ thể càng xanh xao, gầy yếu và tụt huyết áp thường xuyên. Để hạn chế tình trạng này, người bệnh nên có một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng, nhất là tăng cường những thực phẩm chứa nhiều sắt, vitamin B12 và Acid folic nhằm đẩy nhanh quá trình tạo máy như: ngủ cốc nguyên hạt, thịt nạc, cá, trứng, súp lơ xanh, rau cải bó xôi, bí đỏ, táo, lựu, mật ong… ăn mặn hơn bình thường giúp kéo nước vào trong lòng mạch nhiều hơn, cũng là một cách để hạn chế hiện tượng tụt huyết áp. Nếu không muốn sử dụng nhiều muối trong bữa ăn, người bệnh có thể sử dụng nước sốt đậu nành để thay thế.

>>>> Tư vấn cách lựa chọn máy đo huyết áp bắp tay tốt nhất 

Sau khi ăn no, đặc biệt là ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng carbohydrat cao, máu phải tập trung nhiều hơn đến dạ dày khiến người bệnh dễ bị tụt huyết áp, thiếu máu lên não, hiện tượng này được gọi là tụt huyết áp sau ăn.

Do đó người bệnh nên chia làm nhiều bữa với lượng thức ăn vừa phải, giảm bớt một số thực phẩm như cơm, cháo, khoai tay, bánh mì… và không nên ăn quá no hay ăn theo cảm hứng.


Phương pháp ngăn ngừa tụt huyết áp hiệu quả và bền vững


Bên cạnh việc ăn uống hợp lý, người bệnh cũng cần phải áp dụng một chế độ sinh hoạt khoa học. Nên tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngay. Tránh ngồi lâu một chỗ hay vắt chân khi ngồi, nên thay đổi tư thế từ từ. Trước khi ra khỏi giường vào buổi sáng hay đang ngồi mà cần phải đứng lên, thì nên hít thở sâu một vài phút, sau đó mới từ từ ngồi hoặc đứng dậy. Ngủ với gối đầu cao hơn cũng có thể giúp nâng cao chỉ số huyết áp.

Nếu bạn bắt đầu có những triệu chứng của tụt huyết áp trong khi đứng, bạn có thể đặt một chân lên ghế, gập người về phía trước. Những động tác này sẽ làm máu lưu thông từ chân về trái tim và sau đó là lên não tốt hơn, từ đó giảm đáng kể nguy cơ bị hạ huyết áp sau đó.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt rất hữu ích để giảm thiểu và hạn chế hiện tượng tụt huyết áp, tuy nhiên đối với những trường hợp mức độ bệnh nặng thì điều này chưa đủ. Nhiều nghiên cứu hiện đại chỉ ra rằng, tụt huyết áp chủ yếu bắt nguồn từ nguyên nhân rối loạn hormone và chức năng của hệ thống thần kinh thể dịch.


Bình Luận

Back To Top