Một công trình nghiên cứu vừa chứng minh một cách rõ ràng rằng cà phê, một ít lâu sau khi được uống, gây nên một sự tăng cao nhanh của huyết áp. Vậy không phải là vô ích khi kiểm chứng xem cà phê có thể gây nên cao huyết áp về lâu dài không?
Những yếu tố dinh dưỡng được biết rõ làm gia tăng nguy cơ huyết
áp cao là sự thừa sodium, sự thiếu hụt tương đối potassium và uống rượu quá độ.
Những mối tương quan này đã được xác lập rõ. Nhưng đối với cà phê thì thế nào?
Những hậu quả về sau
Thay vì hướng vào huyết áp động mạch, chúng ta cũng có thể
quan tâm đến phần cuối của chuỗi bệnh lý: cà phê có gây nên 1 sự gia tăng số
các sự cố hay những bệnh tật không? Câu trả lời là không, nhưng cần nói thêm rằng
về chủ đề này chúng ta chỉ có những công trình nghiên cứu thuộc loại dịch tễ học
chứ không phải can thiệp. Vậy ta có thể ghi nhận rằng vào giai đoạn kiến thức dịch
tễ học của chúng ta hiện nay, cà phê không làm gia tăng nguy cơ bị bệnh động mạch
vành và không có một ảnh hưởng nào lên tiên lượng sau nhồi máu cơ tim.
Vài công trình nghiên cứu cho thấy 1 mối liên hệ nghịch giữa
việc tiêu thụ cà phê và mức độ mắc phải những vấn đề động mạch vành, mặt khác
cũng nhận xét đã được thực hiện về mối liên quan giữa cà phê và bệnh đái đường.
Nhưng một lần nữa, những công trình nghiên cứu dịch tễ học này không cho phép
chứng minh một mối liên hệ nhân quả: dầu sao cũng có thể rằng những người bị những
vấn đề tim hay đái đường, uống ít cà phê hơn vì lý do này hay lý do khác, điều
này được thể hiện bởi mối quan hệ nghịch trong các công trình nghiên cứu.
Một cách tổng quát, có những chỉ dẫn khiến nghĩ rằng cà phê ảnh
hưởng lên nguy cơ bị cao huyết áp theo một đường cong hình chữ U: những người
không uống cà phê cũng như những người uống nhiều đều có 1 nguy cơ thấp, trong
khi nguy cơ này cao hơn giữa hai tình huống. Những công trình nghiên cứu can
thiệp cho thấy rằng cà phê có thể gây nên một sự tăng nhẹ của huyết áp.
Nhưng như đã nói trên đây, những nghiên cứu này chi được thực
hiện trong một thời gian hạn chế, với tối đa là 12 tuần. Sự gia tăng là khá thấp:
khoảng 2 mmHg đối với huyết áp tâm thu và 1 mmHg đối với huyết áp tâm trương với
những liều lượng mỗi ngày từ 300 đến 800mg.
Những người trẻ nhạy cảm hơn đối với tác dụng cao huyết áp.
Một công trình nghiên cứu khác xác lập sự khác nhau rõ ràng giữa cà phê dùng
nguyên như vậy và caffeine, được cho chịu trách nhiệm tác dụng lên huyết áp.
Nơi những người đã uống những viên thuốc caffeine, sự gia tăng được quan sát của
huyết áp là 4 lần cao hơn so với những người uống những tách cà phê với 1 liều
lượng caffeine tương tự.
Như vậy có cái gì khác với caffeine trong cà phê đã ảnh hưởng
lên huyết áp. Cà phê đặc biệt chứa potassium, magnesium, manganese và 1 lượng
cao polyphenols. Trong các chất này, chỉ có potassium đã chứng tỏ có một tác dụng
đáng kể lên huyết áp, nhưng cũng không loại trừ những thành phần khác cũng bù lại
tác dụng của caffeine.
Tóm lại, có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rằng cà phê
không có tác dụng thật sự lên huyết áp. Vậy hiện nay không có một luận cứ thuyết
phục nào cho rằng nếu ta muốn ngăn ngừa cao huyết áp thì cần phải tránh cà phề.
>> Nên dùng máy đo huyết áp bắp tay loại nào tốt?
Tag :
benh-huyet-ap,
suc-khoe-gia-dinh
Bình Luận