Nguyên nhân ảnh hưởng kết quả của máy đo huyết áp Boso

Bên cạnh máy đo huyết áp cơ và thuỷ ngân thì dòng máy đo huyết áp điện tử của hãng Boso đã ra đời để đáp ứng nhiều nhu cầu của khách hàng hơn. Đây là một dụng cụ y học hiện đại và tiện ích với thương hiệu nổi tiếng đến từ Đức, được cải tiến chức năng và mẫu mã. Tuy nhiên nó cũng không tránh được kết quả tiêu cực do những nguyên nhân khách quan từ môi trường tác động, cơ bản nhất là vì người dùng sử dụng không đúng cách, mặc dù một số máy thiết kế chỉ một lần nhấn nút. 


Theo các nhà nghiên cứu của hiệp hội y tế Hoa Kỳ thì máy đo huyết áp Boso cho kết quả chính xác và hoàn toàn đáng tin cậy, chỉ cần người dùng thao tác đúng.
Ngoài ra một số nguyên nhân chủ quan như người bệnh mua phải hàng giả không chính hãng, hoặc không đúng với thể trạng, bệnh, trọng lượng của bản thân.


Vì sao kết quả đo của máy đo huyết áp Boso không chính xác


1. Trạng thái tâm lý và tư thế đo

Huyết áp tâm thu rất dễ thay đổi, chỉ cần tâm trạng bạn không ổn định, các trạng thái như căng thẳng, tức giận, lo sợ hay đang vui quá mức đều ảnh hưởng kết quả đo, dẫn đến sự chênh lệch, nên nhiều người cho là máy đo huyết áp điện tử không chính xác. Vì vậy bạn cần lựa khoảng thời gian thích hợp trong ngày để kết quả đo được thể hiện đúng. Thường thì huyết áp tăng từ từ sau khi thức dậy, huyết áp cao nhất vào buổi trưa và buổi tối, và thấp nhất vào nửa đêm. Một gợi ý là không nên chỉ đo 1 lần, có thể đo nhiều lần (3 lần) và lấy kết quả trung bình của các lần đo.
Và chú ý tư thế đó cũng rất quan trọng. Ngồi là tư thế thoải mái nhất.

2. Yếu tố môi trường

Nếu nhiệt độ thấp hơn 20 độ C thì huyết áp sẽ tăng và ngược lại, nhiệt độ cao thì huyết áp giảm.
Tiếng ồn, chuyển động chân tay của bệnh nhân trong quá trình lắc co thắt, chuyển động vòng bít và ma sát cũng ảnh hưởng đến độ chính xác của máy đo huyết áp điện tử.

Máy đo huyết áp Boso cho kết quả chính xác


3. Sử dụng chất kích thích và các hoạt động mạnh

Tuyệt đối không được sử dụng thuốc lá hay rượu bia trước khi đo, vì sẽ làm huyết áp tăng cao. Trường hợp vừa tập thể dục, chơi thể thao hoặc những hoạt động tác động cơ thể (leo cầu thang, ăn no, đói...) thì cũng cần nghỉ ngơi khoảng 30 phút để ổn định lại rồi mới đo.

4. Kích thước và vị trí đặt vòng bít

Chỉ cần người có cánh tay lớn hơn hoặc nhỏ hơn vòng bít đều có thể gây ra sai số, thường kích thước vòng bít rộng khoảng 146mm và chiều dài 446mm sẽ dùng cho chu vi bắp tay từ 22-32 cm.
Về vị trí đặt vòng bít phải được đặt ngang tim, mép dưới của vòng bít cách khủy tay 1,5-2cm. Giá trị huyết áp đo được sẽ thấp hơn nếu vị trí đặt vòng bít cao hơn tim bạn đang đo. Ngược lại, nếu vị trí đặt vòng bít thấp hơn tim thì chỉ số huyết áp sẽ cao hơn. Lưu ý là quấn vòng bít không nên quá chặt, làm sao có thể chèn 1 ngón tay vào giữa vòng bít và tay là được.

5. Giới hạn phạm vi đo

Tùy theo từng thương hiệu, các loại máy đo huyết áp điện tử khác nhau nên phạm vi đo khác nhau. Phạm vi đo của máy đo huyết áp Boso trong khoảng từ 0-299mmHG.

>>> Máy đo huyết áp điện tử 

6. Vị trí đo huyết áp

Bạn có thể sử dụng máy đo huyết áp cổ tay hoặc bắp tay miễn là điểm cảm ứng trong băng quấn tay phải nằm ngang mực tim. Nếu đo ở bắp tay có thể đặt cánh tay nằm ngửa trên mặt bàn, phía dưới vòng bít cách khuỷu tay khoảng 2cm. Nếu đo ở cổ tay thường phải gập cánh tay một góc khoảng 45 độ để cổ tay ngang với trái tim. Do đó, đo huyết áp ở cổ tay dễ sai lệch hơn đo ở bắp tay vì người đo khó giữ cánh tay cho yên.
Ngoài ra khi sử dụng bao quấn tay cần thích hợp: Vòng quấn tối thiểu 33 cm nếu đo ở bắp tay và 19.5 cm nếu đo ở cổ tay. Bao khi quấn phải chặt để có thể đo được chính xác nhưng không gây cảm giác khó chịu cho người đo (tránh máu không lưu thông được).

Cần làm gì để kết quả đo chính xác

- Trong quá trình đo thì không được ăn uống và nói chuyện hay cử động.
- Với lần đo đầu nên đo cả hai tay để sau đó chọn cánh tay với huyết áp có khuynh hướng cao hơn.
- Nên đo huyết áp 2 lần trong ngày (Buổi trưa thì sau khi ăn 1 giờ).

Bình Luận

Back To Top