Suy nhược cơ thể mệt mỏi mạn tính là bệnh gì

Làm việc quá sức, căng thẳng trong cuộc sống thường khiến chúng ta phải thốt lên “Mệt mỏi quá!”, nhưng rồi cảm giác này sẽ nhanh chóng qua đi, ta lại tràn trề sinh lực để tiếp tục hòa nhập vào cuộc sống hối hả. Nhưng nếu một ngày, tình trạng mệt mỏi này dường như trở nên trầm trọng hơn, xuất hiện triền miên và kéo dài từ ngày này sang ngày khác… thì rất có thể bạn đã rơi vào tình trạng suy nhược.


Suy nhược cơ thể là gì?


Suy nhược cơ thể là cảm giác mệt mỏi, kiệt sức xuất hiện triền miên và kéo dài nhưng không phải bắt nguồn từ sự gắng sức nên cảm giác này không mất đi khi nghỉ ngơi.


Triệu chứng của suy nhược cơ thể


Suy nhược cơ thể có thể gặp ở cả hai giới với bất cứ lứa tuổi nào nhưng phổ biến hơn ở phụ nữ (80%), đặc biệt là phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy… Người bệnh thường gặp phải các triệu chứng:

- Mệt mỏi kéo dài

- Hay quên, trí nhớ giảm sút, kém tập trung

- Đau họng

- Nổi hạch ở cổ hoặc nách

- Đau các cơ, các khớp xương không rõ nguyên nhân

- Nhức đầu thường xuyên

- Ngủ không sâu giấc

Sự khác biệt giữa suy nhược cơ thể và mệt mỏi thông thường:

- Mệt mỏi là cảm giác yếu ớt giới hạn trong một thời gian ngắn. Người bệnh thường sẽ tự hồi sức khi được nghỉ ngơi.

- Mỏi cơ rất dễ phân biệt, thường liên quan đến sự gắng sức. Chẳng hạn, mắt sẽ bị đau mỏi nếu tập trung nhìn lâu vào màn hình vi tính, chân tay rã rời khi phải vận động nhiều.

- Mệt mỏi, ù tai, nhức óc thường liên quan đến sự tiếp xúc với âm thanh to dữ dội trong thời gian dài.

Đôi khi, các bác sỹ sẽ thăm khám và phân tích mức độ của bệnh để phân biệt làm rõ, bạn đang bị suy nhược cơ thể hay chỉ là mệt mỏi đơn thuần, từ đó sẽ tìm ra phương hướng điều trị thích hợp.

>>>> Tư vấn hướng dẫn sử dụng máy đo huyết áp điện tử tại nhà

Suy nhược cơ thể mệt mỏi mạn tính là bệnh gì


Nguyên nhân gây suy nhược cơ thể


Cho đến nay các nhà khoa học cũng chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra chứng suy nhược cơ thể, nhưng họ nhận thấy nó có liên quan tới một số yếu tố nhất định, bao gồm:

- Huyết áp thấp: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, nhiều bệnh nhân suy nhược cơ thể có những biểu hiện của tình trạng  huyết áp thấp mạn tính.

- Bất thường về hệ thống miễn dịch: Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, hệ thống miễn dịch của người suy nhược cơ thể thường có nhiều bất thường, khiến tình trạng mệt mỏi có thể kéo dài.

- Dinh dưỡng kém, mắc các bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, rối loạn tiêu hóa, nhiễm kí sinh trùng đường ruột… Đây đều là những nguyên nhân khiến cho cơ thể bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết trong thời gian dài. Đây có thể là nguyên nhân gây suy nhược cơ thể trong một số trường hợp.

- Khiếm khuyết về yếu tố di truyền: Các nghiên cứu chỉ ra rằng suy nhược cơ thể có mối liên kết chặt chẽ với yếu tố gen, đặc biệt là các gen liên quan tới hệ miễn dịch và cung cấp năng lượng cho tế bào.

- Bất thường về hệ thần kinh trung ương và hormon: Những bất thường về các chất hóa học dẫn truyền thần kinh và hormon cũng có thể là nguyên nhân gây ra chứng suy nhược cơ thể ở nhiều bệnh nhân.

- Nhiễm Virus: Hầu hết các triệu chứng của suy nhược cơ thể giống như nhiễm một loại virus kéo dài. Trên 80% trường hợp người bệnh khởi phát đột ngột với những triệu chứng tương tự như cúm, tuy nhiên thực tế lại cho thấy rằng suy nhược cơ thể lại không lây lan.

- Các yếu tố về tâm lý: Tâm lý như căng thẳng, áp lực công việc… hay các yếu tố xã hội tác động mạnh mẽ tới chứng suy nhược cơ thể, tuy nhiên các nhà khoa học nhận thấy rằng đây không phải là nguyên nhân chính.

Điều trị suy nhược cơ thể


Việc điều trị chứng suy nhược cơ thể là sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao bồm:

- Chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng: Có thể nói rằng chế độ ăn uống rất quan trọng đối với bệnh nhân suy nhược cơ thể. Người bệnh nên tăng cường các loại thực phẩm bổ dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm chứa nhiều sắt, vitamin B12 và acid folic: như thịt nạc, sữa, chứng, súp lơ xanh, đậu phụ, táo, lựu... các bữa ăn nên được chia nhỏ và nấu kỹ để dễ hấp thu.

- Chế độ sinh hoạt hợp lý: Nên đi ngủ và thức dậy vào những thời điểm giống nhau, cố gắng hạn chế việc phải thức khuya hoặc dùng chất kích thích thần kinh như nước chè, cà phê; dành ra nhiều thời gian để thư giãn và thường xuyên vận động thể chất nhẹ nhàng bằng các hình thức như: tập các bài thể dục, tập aerobic, đi bộ, đạp xe…

- Sử dụng thuốc: Tùy thuộc mức độ bệnh và dấu hiệu kèm theo mà người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc tương ứng, bao gồm cả acid amin, vitamin, nguyên tố vi lượng cần thiết.

- Sử dụng sản phẩm bổ trợ tốt cho sức khỏe: Có nhiều loại thảo dược có thể được sử dụng để giúp người suy nhược cơ thể phục hồi thể trạng, điển hình như Quy đầu (phần rễ chính của cây Đương quy), Xuyên tiêu, Ích trí nhân… Theo các nghiên cứu khoa học, các hoạt chất trong thảo dược Quy đầu có khả năng giúp cơ thể tăng tạo máu rất tốt nhờ kích thích tăng sinh tế bào máu tại tủy xương, không chỉ vậy nó còn có khả năng điều hòa huyết áp và cân bằng hormon của cơ thể. Trong khi đó, Xuyên tiêu và ích trí nhân là thảo dược có khả năng tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng và tăng cường tuần hoàn máu rất tốt. Kết hợp các thảo dược này sẽ giúp người bệnh đẩy lùi tình trạng suy nhược cơ thể, mệt mỏi kéo dài nhanh chóng và bền vững.

Bình Luận

Back To Top