Cao huyết áp và tiểu đường khi mang thai

Cao huyết áp thai kỳ và đái tháo đường thai kỳ là 2 bệnh khá phổ biến và có nhiều nguy cơ tồn tại sau thai kỳ nếu không được điều trị, chăm sóc hợp lý. 

Nhiều bệnh lý xuất hiện trong thai kỳ, bệnh có thể tự biến mất sau khi sinh, một số trường hợp có thể diễn tiến nặng hơn và ảnh hưởng đến việc sinh nở cũng như kéo dài sau sinh trở thành mãn tính.

cao-huyet-ap-va-tieu-duong-khi-mang-thai

Những phụ nữ khỏe mạnh, không mang bệnh trước đó nhưng khi mang thai lại phát hiện bệnh. Bệnh có một phần nguyên nhân do thai. Cơ thể người phụ nữ trước đó đã sẵn có các yếu tố nguy cơ và tình trạng mang thai như một sự cộng dồn khiến cơ thể sinh bệnh, chứ không phải bệnh hoàn toàn là do mang thai. Cũng có nhiều trường hợp bệnh còn do việc chăm sóc thai kỳ chưa hợp lý. Trong đó đáng chú ý nhất vẫn là cao huyết áp thai kỳ và đái tháo đường thai kỳ, đây cũng là 2 bệnh khá phổ biến hiện nay và có nhiều nguy cơ tồn tại sau thai kỳ nếu không được điều trị, chăm sóc hợp lý. 

Lối sống, chế độ dinh dưỡng và sự gia tăng tỉ lệ mắc cao huyết áp và đái tháo đường hiện nay cũng là những yếu tố khiến 2 căn bệnh này thường gặp hơn trong thai kỳ. Hai bệnh này đều có nguy cơ tiếp diễn thành cao huyết áp và đái tháo đường mạn tính, một mối phiền toái lớn cho bệnh nhân, nhất là khi họ có nhu cầu mang thai lần nữa thì đó sẽ là một thai kỳ nguy cơ cao.

>>>> Hướng dẫn cách sử dụng máy đo huyết áp điện tử tại nhà

Cao huyết áp thai kỳ chính là thứ dẫn đến tiền sản giật và sản giật - một trong những tai biến sản khoa nguy hiểm nhất có thể đe dọa tính mạng của sản phụ. Đái tháo đường thai kỳ làm gia tăng nguy cơ sẩy thai, thai to, dễ mắc nhiều bệnh lý từ khi mới chào đời; người mẹ cũng đối diện với nguy cơ tai biến sản khoa. 

Việc kiểm soát các bệnh phát sinh trong thai kỳ không chỉ ngăn chặn bệnh tiếp diễn về sau mà thai phụ có một thai kỳ an toàn hơn. Dù là căn bệnh nào, không ít thì nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ và thai nhi. Trước khi mang thai, người phụ nữ cũng nên đi khám tổng quát để phát hiện các yếu tố nguy cơ và giải quyết dứt điểm trước khi làm mẹ. 

Tốt nhất là phòng bệnh nhưng nếu có lỡ bệnh xảy ra trong thai kỳ thì phải tìm đến bác sĩ ngay để kiểm tra và theo dõi sức khỏe trong thai kỳ, đo huyết áp và kiểm tra đường huyết để kiểm soát bệnh tốt và nhất thiết không được tự ý điều trị bởi việc dùng thuốc bừa bãi sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.

Tổng hợp

Bình Luận

Back To Top