Bệnh nhân tăng huyết áp cần phải biết tự đo và theo dõi huyết áp của mình tại nhà, đây là một việc làm đơn giản, dễ thực hiện và không đòi hỏi phương tiện, trang bị gì quá đắt tiền.
Người bệnh cần phải tìm hiểu thế nào là huyết áp, cách đo
huyết áp chính xác cũng như cách nhận định giá trị của huyết áp thế nào là bình
thường, thế nào là huyết áp tăng và huyết áp thấp….
Bệnh nhân có thể đo huyết áp cho mình tại nhà bằng huyết áp
kế đồng hồ, huyết áp kế thủy ngân, máy huyết áp điện tử. Lưu ý là những huyết áp kế
này cần được hiệu chỉnh định kỳ để số đo có thể phản ánh chính xác mức huyết áp
của bịnh nhân.
Hướng dẫn cách tự theo dõi, tự đo huyết áp tại nhà
>>>> Tư vấn cách lựa chọn máy đo huyết áp điện tử loại nào tốt nhất
Nên kiểm tra huyết áp vào những giờ nhất định trong ngày, trừ
khi có những dấu hiệu đặc biệt nghi ngờ tăng huyết áp hay tụt huyết áp. Mỗi lần
đo huyết áp nên đo 2-3 lần cách nhau từ 3 đến 5 phút. Bình thường nên nghĩ ngơi
trước khi đo, không hút thuốc, không ăn quá no hoặc quá đói, không tập thể dục
hay mới bị xúc động mạnh trừ những trường hợp cần theo dõi đặc biệt.
Tư thế đo huyết áp có thể là ngồi hoặc nằm nhưng sao cho đồng
hồ hay mức thủy ngân của đáy cột phải ở tầm ngang với tim người đo.
Nếu đo bằng huyết áp kế thủy ngân hay đồng hồ cần chú ý: bơm
áp lực báo hơi lên trên mức mất mạch quay 20 mmHg, xả áp lực bao hơi với tốc độ
từ từ 2mmHg/ giây, đặt chụp ống nghe vào đúng chỗ động mạch khuỷu tay. Khi nghe
thấy tiếng đập đầu tiên là huyết áp tâm thu, khi nghe thấy tiếng đập mất hoặc
thay đổi âm sắc là huyết áp tâm trương.
Nếu đo huyết áp thấy từ 180/100 mmHg trở lên thì ngoài việc
dùng thuốc, nên đến gặp bác sĩ tại cơ sở y tế.
Nếu có biểu hiện tức ngực, khó thở, yếu liệt nửa người, mắt
mờ, ù tai… kèm theo nên nằm bất động ngay và đề nghị được vận chuyển nhẹ nhà đến
cơ sở y tế có khả năng theo dõi và điều trị bệnh tim mạch.
Tag :
may-do-huyet-ap
Bình Luận